12: Bệnh thận mạn: Điều trị

Tầm quan trọng và mục tiêu tổng quát

Thận là một cơ quan đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các chất cặn bã và các chất độc ra khỏi cơ thể.

Ba lựa chọn điều trị cho BTM gồm điều trị nội khoa, lọc máu và ghép thận.

  • Tất cả bệnh nhân bị BTM đều được điều trị ban đầu bằng các phương pháp nội khoa (thuốc, chế độ ăn kiêng và theo dõi).
  • Khi có tổn thương nặng (Bệnh Thận Giai đoạn Cuối) bệnh nhân BTM cần được điều trị bằng các biện pháp thay thế thận như lọc máu hoặc ghép thận.

Điều trị nội khoa

Tại sao điều trị nội khoa lại rất quan trọng đối với BTM?

Không có thuốc chữa khỏi BTM. Khi bệnh ở giai đoạn muộn bệnh nhân cần được lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Do chi phí điều trị cao và thiếu cơ sở điều trị, tại nhiều nước đang phát triển, ví dụ Ấn Độ, chỉ có từ 5-10% số bệnh nhân thận được lọc máu và ghép thận, số còn lại không nhận được bất cứ liệu pháp điều trị nào và chết. Ở Việt nam cũng chỉ có trên 10% số bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối tiếp cận được điều trị thay thế thận. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị bảo tồn chi tiết, cẩn thận bằng phương pháp nội khoa là cách ít tốn kém và dễ thực hiện nhất để quản lý BTM và trì hoãn thời điểm phải cần đến lọc máu và ghép thận. Tại sao nhiều người mắc BTM lại không nhận được lợi ích gì từ việc điều trị nội khoa?

Hiệu quả nhất là phải bắt đầu điều trị bằng các liệu pháp thích hợp ở giai đoạn sớm của BTM. Hầu hết các bệnh nhân đều không có triệu chứng và cảm thấy rất khỏe khi được điều trị thích hợp ở giai đoạn sớm. Do không có triệu chứng, nhiều bệnh nhân và gia đình họ không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngừng thuốc cũng như chế độ ăn kiêng. Điều này có thể dẫn đến việc chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng, đòi hỏi phải bắt đầu các biện pháp điều trị thay thế rất đắt đỏ.

Những bệnh nhân BTM được điều trị nội khoa từ sớm vẫn có thể sống lâu.

Kế hoạch hành động chín bước

Những bệnh nhân BTM được điều trị nội khoa từ sớm vẫn có thể sống lâu. Những mục tiêu của điều trị nội khoa trong BTM là gì?

BTM là tình trạng suy giảm dần chức năng mà không có cách chữa khỏi. Mục đích của điều trị nội khoa là để:

1. Làm chậm tiến triển của bệnh.

2. Điều trị các nguyên nhân tiềm tàng và các yếu tố nguy cơ.

3. Giảm nhẹ triệu chứng và điều trị biến chứng của bệnh.

4. Giảm nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch.

5. Trì hoãn thời điểm cần lọc máu hoặc ghép thận.

Chiến lược điều trị ở những giai đoạn BTM khác nhau là gì? Chiến lược điều trị và hành động được khuyến cáo ở những giai đoạn BTM khác nhau được tóm tắt trong bảng sau.

Bệnh Thận Mạn không thể chữa khỏi được, nhưng điều trị sớm là hiệu quả nhất.

Chín bước của Kế hoạch Hành động trong Điều trị nội khoa cho BTM
Urine Formation

1. Xử trí nguyên nhân ban đầu

Việc xác định và điều trị những bệnh nguyên phát tiềm tang này có thể giúp phòng ngừa, trì hoãn hoặc đảo ngược tiến triển của BTM.

2. Chiến lược làm chậm tiến triển của BTM

Bác sĩ của bạn có thể chỉ định những biện pháp quan trọng và hiệu quả nhằm làm chậm tiến triển của BTM như:

  • Kiểm soát chặt huyết áp và điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
  • Hạn chế protein thức ăn.
  • Thuốc hạ lipid.
  • Điều trị thiếu máu.

3. Điều trị Hỗ trợ và điều trị triệu chứng

  • Thuốc lợi tiểu làm tăng số lượng nước tiểu và giảm phù.
  • Các thuốc chống nôn và cảm giác khó chịu ở dạ dày.
  • Bổ xung canxi, thuốc gắn phosphat, Vitamin D dạng hoạt tính và các thuốc khác nhằm phòng ngừa và cải thiện bệnh xương do BTM.
  • Điều trị thiếu máu với sắt, các vitamin và tiêm erythropoietin.
  • Phòng ngừa các biến cố tim mạch. Bắt đầu uống aspirin hàng ngày trừ khi có chống chỉ định.
Trong BTM, việc điều trị các nguyên nhân tiềm tàng làm chậm tiến triển của BTM.
4. Điều trị các yếu tố có thể hồi phục

Hãy chủ động tìm và điều trị các yếu tố có thể làm suy thận nặng thêm hay đẩy nhanh mức độ suy thận. Bằng cách sửa chữa các yếu tố này, tình trạng suy thận có thể được cải thiện, và chức năng thận có thể trở lại giai đoạn ổn định. Các nguyên nhân có thể thay đổi thường gặp là:

  • Giảm thể tích tuần hoàn.
  • Suy thận do thuốc (các thuốc chống viêm không steroid, thuốc cản quang, kháng sinh nhóm aminoglycoside).
  • Nhiễm trùng và suy tim xung huyết.
5. Xác định và điều trị các biến chứng của BTM

Cần chẩn đoán sớm và điều trị ngay các biến chứng của BTM. Các biến chứng thường gặp là quá tải dịch nghiêm trọng, tăng Kali máu (Kali > 6.0 mEq/L), và các tác động nguy hiểm của suy thận nặng đến tim, não và phổi.

6. Thay đổi lối sống và Các biện pháp phòng bệnh chung

Các biện pháp này là quan trọng trong việc giảm nguy cơ chung:

  • Ngừng hút thuốc.
  • Duy trì cận nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn và duy trì đều đặn hoạt động thể lực tích cực.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và giảm lượng muối ăn vào.
  • Các loại thuốc phải được uống theo chỉ định của bác sĩ. Các bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc tùy theo mức độ của tổn thương thận.
  • Theo dõi và điều trị thường xuyên theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa Thận.
Điều trị nhiễm trùng và giảm thể tích tuần hoàn là hiệu quả nhất đối với Bệnh Thận Mạn.

7. Chế độ ăn

Tùy thuộc vào thể và mức độ bệnh thận, chế độ ăn kiêng là cần thiết cho BTM (Sẽ được bàn chi tiết trong Chương 25).

  • Muối (Natri): Để kiểm soát tăng huyết áp và phù, nên ăn hạn chế muối. Hạn chế muối bao gồm: không thêm muối hay chấm thêm nước mắm khi ăn và tránh các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn nhanh, dưa góp, dưa muối và hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm đóng hộp.
  • Uống nước: Việc giảm số lượng nước tiểu ở những bệnh nhân BTM có thể gây phù và thậm chí là khó thở trong các trường hợp nặng. Do đó, hạn chế dịch vào được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân bị phù.
  • Kali: Các bệnh nhân BTM dễ bị tăng Kali máu, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim. Để tránh nguy hiểm, cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều Kali (như hoa quả sấy, nước dừa, khoai tây, cam, chuối, cà chua,…) theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Protein: Các bệnh nhân BTM nên tránh chế độ ăn giàu protein vì chúng có thể làm tăng tốc độ tổn thương thận.

8. Chuẩn bị cho điều trị thay thế thận

  • Bảo vệ các tĩnh mạch của tay không thuận ngay khi được chẩn đoán BTM.
  • Tránh lấy máu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ở tay này.
  • Khi chức năng thận suy giảm và tiến gần đến bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ được chỉ định lọc máu hoặc ghép thận. Bác sĩ chuyên khoa Thận sẽ thảo luận kỹ về các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân và gia đình, tùy thuộc vào nhu cầu y tế của bệnh nhân và theo nguyện vọng cá nhân. Lọc máu gồm có chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc).
  • Một khi bệnh nhân chọn chạy thận nhân tạo, bệnh nhân và gia đình cần được giáo dục và khuyến cáo tạo thông động tĩnh mạch từ 6 tới 12 tháng trước khi bắt đầu chạy thận.
Chế độ ăn kiêng phù hợp có thể trì hoãn tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của BTM.

Trong bệnh BTM, chế độ ăn kiêng có thể trì hoãn tiến triển và phòng ngừa biến chứng.

  • Một bệnh nhân BTM cũng có thể được đánh giá để ghép thận đón đầu. Khi đó bệnh nhân được ghép thận từ người cho còn sống trước khi phải bắt đầu lọc máu.
  • Tiêm vaccine phòng viêm gan B ở giai đoạn sớm của BTM làm giảm nguy cơ nhiễm viêm gan B trong quá trình lọc máu hoặc ghép thận. Bệnh nhân nên được tiêm bốn mũi với liều vaccine viêm gan B tái tổ hợp gấp đôi bình thường tại các thời điểm 0, 1, 2 & 6 tháng, tiêm bắp vùng cơ delta.

9. Chuyển đến Bác sĩ chuyên khoa Thận quản lý

Bệnh nhân BTM cần được gửi khám chuyên khoa Thận sớm và phải được giáo dục trước lọc máu để giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong. Việc chuyển bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ giúp giảm tốc độ tiến triển đến giai đoạn cuối và có thể trì hoãn thời điểm cần điều trị thay thế thận.

Điều trị quan trọng nhất nhằm ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến triển của BTM là gì?

Bất kể nguyên nhân gây BTM là gì, việc kiểm soát chặt chẽ huyết áp là điều trị quan trọng nhất nhằm ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến triển của BTM. Huyết áp không được kiểm soát dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng chức năng thận và gây các biến chứng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Trong BTM, cần bảo vệ các tĩnh mạch ở tay không thuận bằng cách tránh lấy máu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ở tay đó.

Những loại thuốc nào được sử dụng để kiểm soát huyết áp?

Bác sĩ chuyên khoa thận hoặc bác sĩ nội khoa sẽ lựa chọn những thuốc phù hợp để kiểm soát tăng huyết áp. Các thuốc thường sử dụng nhất là thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, các thuốc chẹn kênh calci, các thuốc chẹn beta giao cảm và các thuốc lợi tiểu.

Các thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin là những thuốc đầu tay nhằm giảm huyết áp, làm chậm tiến triển tổn thương thận, do đó, có tác dụng bảo vệ thận.

Huyết áp mục tiêu trong BTM là gì?

Bệnh nhân được khuyến cáo nên giữ huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg.

Cách tốt nhất để đánh giá và theo dõi việc kiểm soát huyết áp trong BTM là gì?

Đi khám bác sĩ định kì để biết được tình trạng huyết áp. Có thể mua máy đo huyết áp và sử dụng để theo dõi thường xuyên tại nhà. Nên có bảng ghi chép để theo dõi chỉ số huyết áp của mình, điều này giúp bác sĩ điều chỉnh liều và thời gian dùng thuốc tốt hơn.

Các thuốc lợi tiểu giúp ích cho các bệnh nhân BTM như thế nào?

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu, giúp làm tăng số lượng nước tiểu và giảm phù, giảm khó thở cho một sốt bệnh nhân. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là thuốc lợi tiểu chỉ làm tăng thể tích nước tiểu chứ không giúp cải thiện chức năng thận.

Tại sao bệnh nhân bị BTM lại thiếu máu và điều trị thiếu máu thế nào?

Khi hoạt động bình thường, thận sản xuất ra một hormon gọi là

erythropoietin, giúp kích thích tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu. Ở bệnh nhân BTM, khi chức năng thận bị suy giảm, việc sản xuất erythropoietin cũng giảm theo, dẫn đến thiếu máu.

Các viên sắt, vitamin và đôi khi là truyền sắt tĩnh mạch là những bước điều trị thiếu máu đầu tiên trong BTM. Bệnh nhân bị thiếu máu nặng hoặc thiếu máu không đáp ứng với điều trị bằng thuốc cần được tiêm erythropoietin tái tổ hợp, giúp tủy xương sản xuất hồng cầu để vận chuyển oxy. Việc tiêm erythropoietin là phương pháp an toàn, hiệu quả và được ưa chọn để điểu trị thiếu máu do BTM. Mặc dù truyền máu có tác dụng nhanh và hiệu quả trong trường hợp thiếu máu cấp nhưng không phải là phương pháp được ưa thích do nguy cơ lây nhiễm cũng như các phản ứng dị ứng.

Tại sao thiếu máu trong BTM cần được điều trị?

Hồng cầu mang oxy từ phổi đến toàn cơ thể. Thiếu máu (hemoglobin thấp) trong BTM gây yếu, mệt, giảm khả năng hoạt động thể lực, khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung, chịu lạnh kém và đau ngực, do đó cần phải điều trị sớm và thích hợp.

Điều trị quan trọng nhất để trì hoãn tiến triển của BTM là kiểm soát chặt chẽ huyết áp (dưới 130/80 mmHg).

Điều trị huyết áp và thiếu máu

Những loại thuốc nào được sử dụng để kiểm soát huyết áp?

Urine Formation

Bác sĩ chuyên khoa thận hoặc bác sĩ nội khoa sẽ lựa chọn những thuốc phù hợp để kiểm soát tăng huyết áp. Các thuốc thường sử dụng nhất là thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, các thuốc chẹn kênh calci, các thuốc chẹn beta giao cảm và các thuốc lợi tiểu.

Các thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin là những thuốc đầu tay nhằm giảm huyết áp, làm chậm tiến triển tổn thương thận, do đó, có tác dụng bảo vệ thận.

Huyết áp mục tiêu trong BTM là gì?

Bệnh nhân được khuyến cáo nên giữ huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg.

Cách tốt nhất để đánh giá và theo dõi việc kiểm soát huyết áp trong BTM là gì?

Đi khám bác sĩ định kì để biết được tình trạng huyết áp. Có thể mua máy đo huyết áp và sử dụng để theo dõi thường xuyên tại nhà. Nên có bảng ghi chép để theo dõi chỉ số huyết áp của mình, điều này giúp bác sĩ điều chỉnh liều và thời gian dùng thuốc tốt hơn

Các thuốc lợi tiểu giúp ích cho các bệnh nhân BTM như thế nào? Bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu, giúp làm tăng số lượng nước tiểu và giảm phù, giảm khó thở cho một sốt bệnh nhân. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là thuốc lợi tiểu chỉ làm tăng thể tích nước tiểu chứ không giúp cải thiện chức năng thận.

Tại sao bệnh nhân bị BTM lại thiếu máu và điều trị thiếu máu thế nào?

Khi hoạt động bình thường, thận sản xuất ra một hormon gọi làerythropoietin, giúp kích thích tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu. Ở bệnh nhân BTM, khi chức năng thận bị suy giảm, việc sản xuất erythropoietin cũng giảm theo, dẫn đến thiếu máu.

Các viên sắt, vitamin và đôi khi là truyền sắt tĩnh mạch là những bước điều trị thiếu máu đầu tiên trong BTM. Bệnh nhân bị thiếu máu nặng hoặc thiếu máu không đáp ứng với điều trị bằng thuốc cần được tiêm erythropoietin tái tổ hợp, giúp tủy xương sản xuất hồng cầu để vận chuyển oxy. Việc tiêm erythropoietin là phương pháp an toàn, hiệu quả và được ưa chọn để điểu trị thiếu máu do BTM. Mặc dù truyền máu có tác dụng nhanh và hiệu quả trong trường hợp thiếu máu cấp nhưng không phải là phương pháp được ưa thích do nguy cơ lây nhiễm cũng như các phản ứng dị ứng.

Tại sao thiếu máu trong BTM cần được điều trị?

Hồng cầu mang oxy từ phổi đến toàn cơ thể. Thiếu máu (hemoglobin thấp) trong BTM gây yếu, mệt, giảm khả năng hoạt động thể lực, khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung, chịu lạnh kém và đau ngực, do đó cần phải điều trị sớm và thích hợp.