5: Các bệnh thận chủ yếu

Bệnh thận được chia thành 2 nhóm chính

  • Các bệnh nội khoa: Các bệnh thận nội khoa như suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng thận hư được bác sĩ nội thận điều trị. Bệnh nhân suy thận nặng cần điều trị thay thế như lọc máu và ghép thận.
  • Các bệnh ngoại khoa: bác sĩtiết niệu điều trị các bệnh thận ngoại khoa như sỏi thận, các vấn đề về tuyến tiền liệt và ung thư đường tiết niệu bằng phẫu thuật, nội soi và tán sỏi.

Bác sĩ nội thận và bác sĩ tiết niệu khác nhau như thế nào?

Bác sĩ nội thận là chuyên gia trong điều trị bệnh thận nội khoa, làm bệnh thận chậm tiến triển đến giai đoạn lọc thận và ghép thận; trong khi các bác sĩ tiết niệu là những chuyên gia trong việc điều trị các bệnh ngoại khoa, như phẫu thuật lấy sỏi, khối u, ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt, vv..

Cácbệnhthậnchủyếu
Nộikhoal Ngoạikhoa
Suythậncấp Sỏithậntiếtniệu
Bệnhthậnmạn Bệnhlýbàngquangvàtuyếntiềnliệt
Nhiễmtrùngđườngtiếtniệu Cácbệnhlýbẩmsinhđườngtiếtniệu
Hộichứngthậnhư Ung thư

 

Suy thận

Giảm đáng kể khả năng lọc và loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải Giảm đáng kể khả năng lọc và loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải được gọi là suy thận. Sự gia tăng các giá trị creatinine huyết thanh và urê máu (BUN) thường biểu hiện chức năng thận suy giảm và có bệnh thận. Suy thận thường được chia thành hai loại: suy thận cấp và bệnh thận mạn (suy thận mạn).

Suy thận cấp là tình trạng mất chức năng thận nhanh. Với điều trị ngắn hạn chức năng thận thường cải thiện.

Suy thận cấp

Giảm đột ngột hoặc mất chức năng thận được gọi là suy thận cấp hoặc tổn thương thận cấp.Thể tích nước tiểu giảm ở đa số bệnh nhân có tổn thương thận cấp. Các nguyên nhân quan trọng của tổn thương thận cấp bao gồm tiêu chảy khókiểm soát, nôn mửa khó kiểm soát, sốt rét do falciparum, hạ huyết áp kháng trị,nhiễm khuẩn huyết, một số loại thuốc (chống viêm không steroid) vv. Với điều trị nội khoa đúng, chức năng thận có thể được khôi phục trong hầu hết các trường hợp.

Bệnh thận mạn

Mất chức năng thận từ từ, tiến triển và không thể hồi phục trong nhiều tháng tới nhiều năm gọi là bệnh thận mạn hoặc suy thận mạn.Trong bệnh thận mạn, chức năng thận giảm khá chậm nhưng liên tục.Sau một thời gian dài, bệnh tiến triển đến giai đoạn khi mà thận sẽ gần như ngừng hoạt động hoàn toàn.Giai đoạn bệnh nặng và đe dọa tính mạng này được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối.

Bệnh thận mạn là một căn bệnh thầm lặng và thường không được nhận thấy. Ở giai đoạn sớm, dấu hiệu hoặc triệu chứng rất ít và không đặc hiệu. Các triệu chứng phổ biến của bệnh thận mạn có thể bao gồm mệt mỏi,ăn mất ngon, buồn nôn và nôn, phù toàn thân, tăng huyết áp, vv.Hai nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất của bệnh thận mạn là đái tháo đường và tăng huyết áp.

Mất chức năng thận từ từ tiến triển và không thể hồi phục trong một thời gian dài được gọi là bệnh thận mạn.

Có protein trong nước tiểu, creatinine máu cao và thận teo nhỏ trên siêu âm là những gợi ý chẩn đoán quan trọng của bệnh thận mạn đã có.Chỉ số creatinine huyết thanh phản ánh bệnh thận và giá trị này tăng dần theo thời gian.

Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân bị bệnh thận mạncần được dùng thuốc phù hợp và điều chỉnh chế độ ăn.Không có điều trị đặc hiệu để chữa khỏi bệnh này.Người ta nhận ra rằng khi một người già đi, chức năng thận cũng giảm đi. Các bệnh kèm theo như đái tháo đường và tăng huyết áp, nếu không kiểm soát được có thể góp phần làm giảm chức năng thận nhanh hơn cùng tuổi tác.

Mục đích điều trị là làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng và giữ cho bệnh nhân khỏe mạnh càng lâu càng tốt, bất kể mức độ nặng hoặc giai đoạn của bệnh như thế nào.

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối,hơn 90% chức năng thận bị mất (creatinine huyết thanh thường là trên 8-10 mg/dl).Các lựa chọn điều trị duy nhất ở giai đoạn này là lọc máu (thận nhân tạo và lọc màng bụng) và ghép thận.

Lọc máu là một quá trình lọc để loại bỏ chất thải và dịch thừa ra khỏi cơ thể khi chúng bị tích lũydo thận ngừng hoạt động. Lọc máu không phải là biện pháp chữa khỏibệnh thận mạn.Ở giai đoạn muộn của bệnh thận mạn (giai đoạn cuối) bệnh nhân cần lọc máu định kỳ suốt đời (trừ khi thận được ghép thành công).Có hai phương pháp lọc máu là thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Thận nhân tạo (TNT) là kỹ thuật lọc máu được sử dụng rộng rãi nhất. Trong TNT, nhờ một máy đặc biệt, chất thải, dịch dư thừa và muối được loại bỏ. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú làmột hình thức lọc máu khác mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà hoặc tại nơi làm việc mà không cần sự hỗ trợ của máy móc.

Ghép thận là phương án điều trị lý tưởng nhất và là phương thức điều trị triệt để duy nhất dành cho bệnh thận giai đoạn cuối (giai đoạn muộn của bệnh thận mạn).

Thẩm phân máu là một phương pháp nhân tạo để loại bỏ các chất thải và dịch dư thừa từ máu khi thận bị hỏng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Cảm giác nóng rát và đi tiểu thường xuyên, đau vùng bụng dưới và sốt là những biểu hiệnthường gặp của nhiễm trùng đường tiết niệu.Sự hiện diện của các tế bào mủ trong nước tiểu có thể gợi ý nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu đáp ứng tốt với liệu pháp kháng sinh thích hợp.Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em cần được chú trọng đặc biệt.Việc trì hoãn hoặc điều trị không thích hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em có thể gây ra những tổn thương không hồi phục đối với thận đang tăng trưởng.

Ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại, cần phải loại trừ tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bất thường của đường tiểu vàlao tiết niệu sinh dục bằng cách thăm dò kỹ lưỡng. Nguyên nhân quan trọng nhất nhiễm trùng đườn tiết niệu tái phát ở trẻ em là trào ngược bàng quang niệu quản.Đây là một bệnh lý bẩm sinh, khi nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên một hoặc cả hai niệu quản, và lên thận, thay vì chảy xuống dưới từ thận đến bàng quang.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư bao gồm một loạt các biểu hiện như: phù (phù chân), protein niệu rất nhiều (hơn 3,5 gram protein trong nước tiểu mỗi ngày), giảm albumin máu và cholesterol máu cao. Những bệnh nhân như vậy có thể có huyết áp bình thường hoặc tăng và rối loạn chức năng thận ở nhiều mức độ khác nhau, thể hiện qua mức creatinine máu.

Bệnh này có đáp ứng điều trị khác nhau nên điều quan trọng là phải đưa ra chẩn đoán bệnh tiềm ẩn sớm. Một số ít bệnh nhân có thể không có triệu chứng sau khi ngừng điều trị nhưng trong hầu hết các trường hợp bệnh lại tái phát, tức là có thể có các giai đoạn ổn định xen kẽ tái phát tùy theo giai đoạn điều trị.

Cầnbiết rằng kết quả dài hạn là tuyệt vời ở trẻ em hội chứng thận hư được điều trị.Bệnh nhisống khỏe mạnh với chức năng thận bình thường.

Điều trị chậm trễ điều trị và đánh giá không đầy đủ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em có thể gây tổn thương không hồi phục ở thận đang tăng trưởng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Sỏi thận

Sỏi thận là những vấn đề về thận phổ biến và quan trọng.Thận, niệu quản và bàng quang là những vị trí thường có sỏi. Các triệu chứng thường gặp của sỏi thận là đau dữ dội không thể chịu nổi, buồn nôn và nôn, có máu trong nước tiểu, vv Tuy nhiên, một số người bị sỏi thận thậm chí trong một thời gian dàikhông có triệu chứng gì cả (sỏi thầm lặng).

Đối với chẩn đoán sỏi, X-quang bụng và siêu âm là những thăm dò thông dụng nhất. Hầu hết các viên sỏi nhỏ được bài xuất tự nhiên qua nước tiểu nhờ uống tăng nước. Nếu sỏi gây các cơn đau dữ dội tái phát, nhiễm trùng tái phát, có tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc tổn thương thận, cần phải lấy sỏi ra. Phương pháp lý tưởng để lấy sỏi phụ thuộc vào kích thước, vị trí và loại sỏi.Phương pháp phổ biến nhất để lấy sỏi là tán sỏi, phẫu thuật nội soi (tán sỏi nội soi qua da, nội soi bàng quang và nội soi niệu quản) và phẫu thuật mở.

Do nguy cơ tái phát sỏi cao tới 50-80% nên việc tăng lượng nước vào, chế độ ăn kiêng và kiểm tra định kỳ là cần thiết cho tất cả mọi người

Sỏi thận có thể không có triệu chứng trongnhiều năm.

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới.Tuyến nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh phần đầu của niệu đạo.Tuyến tiền liệt bắt đầu to ra từ sau tuổi 50.Tuyến tiền liệt to ra sẽ chèn ép niệu đạo và gây ra các vấn đề về tiểu tiện đặc biệt ở người cao tuổi.

Các triệu chứng chính của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm) và tiểu nhỏ giọt cuối bãi.

Khám bằng cách đưa một ngón tay vào trực tràng (thăm trực tràng) và siêu âm là 2 phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất cho tình trạng bệnh này.

Rất nhiều bệnh nhân có triệu chứng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc trong một thời gian dài. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng nặng và tuyến tiền liệt rất lớn có thể cần phải cắt bỏ tuyến bằng nội soi.

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây các triệu chứng tiết niệu ở người cao tuổi.